There are these three trainings. Which three?
-The training in heightened virtue,
-The training in heightened mind,
-The training in heightened discernment.


Có ba học giới này. Thế nào là ba?
-Tăng thượng giới học,
-Tăng thượng tâm học,
-Tăng thượng tuệ học.

 

And what is the training in heightened virtue?
There is the case where a monk is virtuous. He dwells restrained in accordance with the Patimokkha, consummate in his behavior & sphere of activity. He trains himself, having undertaken the training rules, seeing danger in the slightest fault. This is called the training in heightened virtue.


Thế nào là tăng thượng giới học?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo giữ giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận, học tập trong các học giới. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tăng thượng giới học.

 

And what is the training in heightened mind?
-There is the case where, quite withdrawn from sensuality, withdrawn from unskillful mental qualities, the disciple of the noble ones enters & remains in the first jhana: rapture & pleasure born from withdrawal, accompanied by directed thought & evaluation.
-With the stilling of directed thought & evaluation, he enters & remains in the second jhana: rapture & pleasure born of composure, unification of awareness free from directed thought & evaluation — internal assurance.
-With the fading of rapture he remains in equanimity, mindful & alert, and physically sensitive of pleasure. He enters & remains in the third jhana, of which the Noble Ones declare, 'Equanimous & mindful, he has a pleasurable abiding.'
-With the abandoning of pleasure & pain — as with the earlier disappearance of elation & distress — he enters & remains in the fourth jhana: purity of equanimity & mindfulness, neither pleasure nor pain.
This is called the training in heightened mind.


Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tăng thượng tâm học?
-Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.


-Diệt tầm và tứ, vị ấy chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm.


-Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng và trú Thiền thứ ba.

-Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tăng thượng tâm học.

 

And what is the training in heightened discernment?
-There is the case where a monk discerns as it actually is that 'This is stress.
-This is the origination of stress.
-This is the cessation of stress.
-This is the path of practice leading to the cessation of stress.'
This is called the discernment of one who is in training.


Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tăng thượng tuệ học?
Ở đây, các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo như thật quán tri : "Đây là khổ"
-Ở đây, các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo như thật quán tri : "Đây là nguyên nhân sanh khổ"
-Ở đây, các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo như thật quán tri : "Đây là Khổ diệt"
-Ở đây, các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo như thật quán tri : "Đây là con đường đưa đến Khổ diệt". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tăng thượng tuệ học.

 

"These are the three trainings."


Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba học giới.

 

See also:AN 3.89.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

 Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 08-11-2006

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

Trang kế | trở về đầu trang | Home page |